Sau khi nâng mũi, thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hồi phục vết thương mau lành. Vậy nên, mọi người cần lưu ý lựa chọn món ăn phù hợp cho người mới nâng mũi. Dưới đây, Evelyn Clinic sẽ gợi ý thực đơn 7 ngày đầu tiên cho người mới nâng mũi để bạn tham khảo nhé!
Người mới nâng mũi nên ăn gì để vết thương mau lành?
Đối với phẫu thuật nâng mũi, cho dù thực hiện bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì cùng đều cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục cũng như kết quả sau cùng của ca thẩm mỹ. Phía dưới đây sẽ tổng hợp các loại thực phẩm nên có trong thực đơn của người mới nâng mũi:
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc nguyên hạt, có tác dụng giúp nhanh lành vết thương, đồng thời cũng có công dụng cải thiện sức khoẻ tổng quát. Ngoài ra, các loại ngũ cốc còn có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa, giúp giảm áp lực lên vùng mũi sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu bản thân có tiền sử dị ứng với các loại hạt như gạo nếp, thì cần phải thật lưu ý khi sử dụng ngũ cốc. Để chắc chắn, bạn vẫn nên hỏi trực tiếp bác sĩ phụ trách để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương, gây nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo xấu.
Các loại rau, củ
Rau củ chứa nhiều vitamin, dưỡng chất cần thiết để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, cũng như giúp hỗ trợ cho quá trình lành vết thương. Vậy nên đây là thực phẩm buộc phải có trong thực đơn của người mới nâng mũi. Nên bổ sung các loại rau củ như súp lơ, bắp cải, rau xà lách, ớt chuông, măng tây, củ cải trắng,…
Các loại quả mọng
Trong quả mọng có chứa nhiều các loại vitamin, axit amin, vi khoáng chất và nước. Có tác dụng nâng cao cơ chế kháng viêm của cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và liền sẹo. Có thể kể đến các loại quả mọng phổ biến như nho xanh, việt quất, dâu tây, mâm xôi, lựu,…
Thực phẩm giàu vitamin C và E
Bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung các loại thực phẩm có giàu vitamin C và E vào trong thực đơn của người mới nâng mũi. Vì chúng chứa các hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, đồng thời còn hỗ trợ quá trình lành vết thương và ngăn ngừa sẹo lồi.
Ngoài ra, đây cũng là 2 loại vitamin rất cần thiết cho da, giúp da sáng mịn, hạn chế tình trạng thâm nám xuất hiện. Có thể kể tên các loại thực phẩm giàu vitamin C và E như cam, bưởi, rau cải xanh, bơ,…

Thịt heo lành tính tốt cho quá trình hồi phục sau nâng mũi
Thịt heo luôn được xem là thực phẩm lành tính, được sử dụng để thay thế các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gia cầm mỗi khi có vết thương hở. Trong thịt heo cung cấp nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ cho quá trình tái tạo mô, đặc biệt sắt trong thịt heo có tác dụng kích thích sản sinh tế bào máu mới, giúp vết thương hồi phục nhanh chóng hơn.
Nên sử dụng thịt tươi thay vì loại thịt heo đông lạnh để đảm bảo dưỡng chất trong thịt heo không bị hao hụt. Ngoài ra, nên lưu ý chọn thịt heo nạc, tránh phần mỡ để đảm bảo tốt cho sức khỏe cũng như giảm nguy cơ tích tụ chất béo gây ảnh hưởng xấu đến vết thương.

Nhóm chất béo tốt
Lựa chọn nhóm thực phẩm chứa các loại chất béo tốt có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng sau khi nâng mũi bao gồm: bơ, hạt chia, óc chó, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương,…
Thực phẩm giàu lợi khuẩn
Sữa chua thường được nhiều người thêm vào trong thực đơn cho người mới nâng mũi, không chỉ bởi vì nó có hương vị thơm ngon mà trong đó còn chứa nhiều lợi khuẩn và men vi sinh hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc bổ sung lợi khuẩn cũng giúp cho vết thương trên mũi nhanh chóng được hồi phục hơn.
Uống nhiều nước sau nâng mũi
Việc uống đủ nước mỗi ngày đóng vai trò rất quan trọng sau khi phẫu thuật nâng mũi. Bởi vì nó giúp cơ thể thanh lọc cặn bẩn, kích thích quá trình trao đổi chất, đồng thời thúc đẩy quá trình lành vết thương, giảm sưng đau và nguy cơ nhiễm trùng. Cụ thể mỗi ngày sẽ cần bổ sung khoảng 2 – 3 lít nước tùy theo thể trạng, tần suất vận động của mỗi người.
Gợi ý thực đơn 7 ngày đầu tiên cho người mới nâng mũi
Chắc hẳn với những thực phẩm kể trên đã giúp bạn hình dung được phần nào về những món nên ăn sau khi nâng mũi. Dưới đây, Evelyn Clinic sẽ gợi ý thực đơn 7 ngày đầu tiên cho người mới nâng mũi. Chú ý, thực đơn này chỉ có giá trị tham khảo nhất định, nên bạn hoàn toàn có thể thay đổi, biến tấu thêm để phù hợp với sở thích cá nhân.
Ngày 1:
Sáng | Trưa | Tối |
Cháo dinh dưỡng Hoa quả mềm | Súp rau và nấm Sữa chua | Cháo thịt bằm Salad rau xanh, bơ |
Ngày 2:
Sáng | Trưa | Tối |
Cháo yến mạch Chuối chín | Cơm gạo lứt Canh bí đó nấu thịt heo | Thịt heo hầm khoai Củ quả luộc |
Ngày 3:
Sáng | Trưa | Tối |
Bánh mì bơ, mứt Sữa tươi | Thịt xá xíu Salad cà chua, xà lách | Thịt ba chỉ luộc Canh chua với sườn |
Ngày 4:
Sáng | Trưa | Tối |
Ngũ cốc Trái cây tuỳ chọn | Cơm rang thập cẩm Đậu sốt cà chua | Thịt kho tàu Canh bí nấu xương |
Ngày 5:
Sáng | Trưa | Tối |
Bún mọc Nước ép hoa quả | Sườn xào chua ngọt Canh củ quả hầm | Salad Thịt heo rang |

Ngày 6:
Sáng | Trưa | Tối |
Bánh mì đen Sinh tố bơ | Chân giò hầm hạt sen Đỗ luộc hoặc xào tỏi | Mì xào thịt heo Hoa quả dầm sữa chua |
Ngày 7:
Sáng | Trưa | Tối |
Hủ tiếu Hoa quả các loại | Súp bí đỏ Thịt lợn xào lăn | Thịt xá xíu Canh đậu hũ nấm |
- LƯU Ý: buộc phải uống đủ nước từ 2 – 2.5 lít mỗi ngày
Kết
Evelyn Clinic hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nâng mũi nên ăn gì, cũng như gợi ý thực đơn trong 7 ngày đầu tiên cho người mới nâng mũi. Nên ưu tiên chọn các món mềm, dễ tiêu trong thời gian đầu. Đặc biệt, phải uống đủ nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp thúc đẩy vết thương được hồi phục nhanh chóng.
Fanpage: Facebook.com/phongkhamthammyEvelynclinic
>> Xem thêm: Sau phẫu thuật nâng mũi cần kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu?